Cách Phòng và Điều Trị Thoái Hoá Khớp Ở Người Già

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp là hay gặp nhất. Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi nghĩa là tuổi càng cao tổn thương thoái hóa càng nặng; bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế.

Khi bị thoái hóa khớp mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.

 

Quá trình lão hóa mang tính quy luật nên chúng ta không thể nào đẩy lùi tình trạng thoái hóa của xương và chữa trị bệnh dứt điểm được. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể giúp các cụ giảm bớt các cơn đau và duy trì chức năng vận động của khớp.

 

Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều khớp. Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng. Khi thoái hóa khớptổn thương cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và dịch khớp. Các khớp xương dễ bị thoái hóa nhất là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân….

 

1. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi đó là: Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp. Thoái hoá khớp còn có thể là hậu quả của các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

 

2. Các triệu chứng chính của bệnh

 

Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, và là triệu chứng khó chịu chính khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau. Đau khớp có tính chất cơ học, đi lại vận động đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau. Trong thoái hoá khớp gối bệnh nhân đau khi đi lại, khi đứng lên và ngồi xuống. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân.

 

Cứng khớp buổi sáng là tình trạng bệnh nhân khi ngủ dậy thấy các khớp của mình cứng, vận động khó, phải tập luyện gấp duỗi một lúc khớp mới vận động dễ dàng hơn. Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hoá khớp. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút.

 

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.

 

Khi đến thăm khám bác sĩ thường cho chụp X-quang xương khớp để phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp như: hẹp khe khớp, gai xương ở rìa, đặc xương dưới sụn, …. Ngoài ra các bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, miễn dịch) hoặc xét nghiệm dịch khớp, chụp cộng hưởng từ khớp, siêu âm khớp để giúp khẳng định chẩn đoán hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của khớp như: viêm khớp dạng thấp; gout; viêm cột sống dính khớp; viêm khớp phản ứng, lao khớp ….

 

3. Phòng và điều trị thoái hóa khớp:

Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người. Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức.

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như: Tôm, cua, ốc, sữa, phô mai…
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega 3 như: các loại hạt, cá…
  • Ăn nhiều các loại rau xanh để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ví dụ: rau cải xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn…
  • Bổ sung thêm vitamin C và vitamin D.

 Tập thể dục thường xuyên

Từ khi còn trẻ chúng ta cần rèn luyện cho mình thói quen tập thể dục thường xuyên. Lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể lực và thể chất của mình để có một hệ xương khớp chắc khoẻ

Người già nên tập thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ, tập dưỡng sinh… để vừa duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp, vừa duy trì cân nặng cơ thể ở mức phù hợp. Vận động giúp bôi trơn các khớp và nuôi dưỡng sụn khớp, bảo vệ khớp giúp cân bằng, nâng cao sức khỏe, ngăn chặn các cơn đau, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi.

Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp. Dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B …) là rất cần thiết.

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Không khí lạnh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi. Vì thế, người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi trời lạnh để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến xương khớp.

Sử Dụng Công Cụ Hỗ Trợ Khi Tuổi Cao

Khi ngày càng nhiều tuổi, chất lượng xương, khớp ngày càng kém đi, trọng lượng cơ thể xẽ ngày càng là vấn đề lớn đối với hệ thống xương khớp của người già. Vì vậy để chánh hộ thống đó quá tải chúng ta nên yêu cầu người thân của mình sử dụng Gậy Cho Người Già Bằng Gỗ như là một công cụ hỗ trợ cho hệ thống xương khớp của Họ, Cũng là một công cụ vô cùng hữu ích làm tăng tuổi họ và chất lượng của các khớp xương của người già.

Gậy Chống Cho Người Già Bằng Gỗ là một vật vô cùng quan trọng và thân thiết của những người già có điều kiện kinh tế khá giá, vì bản thân họ là những người hiểu biết và ý thức được tầm quan trọng của việc đi lại, họ có kiến thức về phòng chánh bệnh tất cho mình sớm và họ am hiểu về các công cụ hỗ trợ phòng chánh và trợ giúp cho người già có một đời sống tuổi già an nhiên, hạnh phúc hơn.

Chúc mừng Bạn đã đọc hết bài viết này, Chúng tôi tin bài viết này sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và nhận thức hơn về tầm quan trọng của việc Đi Lại, Di chuyển của người cao tuổi. Hy vọng bạn sẽ có những hành động phù hợp để giúp đỡ Bản Thân, Ông Bàn, Bố Mẹ mình có được một tuổi già vui vẻ, khoẻ mạnh và hạnh phúc bên con cháu.

Sưu Tầm : Nguyễn Viết Thắng

#benhxuongkhop, #caygaydaurong, #chuabenhxuongkhop, #dgtk, #gaybatoong, #gaychonguoigiabanggo, #gaydaurong, #gaygo, #gaygochonguoigia, #gaygodaurong, #gaygolienkhoi, #gaygomuaodau, #nguoicaotuoi, #nguoigia, #nguyenvietthang, #xuongkhoinguoigia, #thoaikhokhop


Block "dang-ky" not found

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.